1. Khách hàng không nộp đủ giấy tờ cần thiết
Không đủ giấy tờ hoặc giấy tờ không chuẩn là những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng cũng dễ gặp sai sót nhất. Tùy theo gói vay và tổ chức tín dụng sẽ quy định các loại giấy tờ cụ thể, do vậy, khách hàng nên liên hệ trước với nhân viên tư vấn để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ cần thiết. Khách hàng cần chuẩn bị bản gốc để đối chiếu nếu với những giấy tờ photo.
2. Khách hàng khai báo địa chỉ không rõ ràng
Hộ khẩu/Tạm trú là giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ vay. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng mắc phải một lỗi chung là khai địa chỉ tạm trú không chính xác, ví dụ như khách hàng đã chuyển nơi ở mới trong khi hộ khẩu lại ghi địa chỉ cũ hoặc khách hàng khai địa chỉ tạm trú có số nhà cụ thể trong khi hộ khẩu cũ thì lại không ghi… Nếu bạn thực sự rơi vào trường hợp này, hãy giải thích rõ khi nhân viên thẩm định hồ sơ.
3. Làm hồ sơ giả
Phổ biến nhất là tình trạng làm giả hợp đồng lao động và xác nhận lương. Những bộ hồ sơ này chắc chắn sẽ bị loại trong quá trình thẩm định hồ sơ.
4. Khoản vay vượt quá khả năng chi trả của khách hàng
Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến hồ sơ vay bị từ chối. Điều này cũng rất dễ hiểu bởi vì các tổ chức tín dụng luôn luôn dựa vào mức thu nhập của khách hàng để đưa ra hạn mức vay phù hợp.
Một công thức tính rất đơn giản như sau: Với mức thu nhập hàng tháng của bạn, sau khi trừ mọi chi phí sinh hoạt thì bạn có đủ tiền để chi trả cho khoản vay hay không. Chẳng hạn, thu nhập của bạn 10 triệu/tháng, chi phí sinh hoạt 6 triệu/tháng. Khoản tiền hàng tháng bạn phải đóng cho khoản vay lớn hơn 4 triệu. Tất nhiên khả năng hồ sơ vay của bạn sẽ bị đánh rớt rất cao.
5. Đi vay hộ người khác
Ngân hàng nhà nước có quy định nếu người đi vay không sử dụng số tiền vay với mục đích cho mình mà là vay hộ người khác, hồ sơ đó sẽ không được duyệt. Điều này nhằm đảm bảo độ chính xác, an toàn của khoản vay và đúng mục đích vay. Vì thế nếu bạn đang có nhu cầu vay tiêu dùng, hãy liên hệ trực tiếp với nhân viên công ty tài chính để được hỗ trợ kịp thời.
6. Khách hàng có nợ xấu
Không khó để nhân viên công ty tài chính kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng. Lịch sử tín dụng của mỗi khách hàng sẽ được lưu tại Trung tâm tín dụng trực thuộc Ngân hàng nhà nước Việt Nam (CIC). Thông qua CIC, công ty tài chính có thể kiểm tra hiện bạn đang có nợ xấu ở tổ chức tín dụng nào hay không. Nếu bạn thuộc đối tượng nợ xấu nhóm 2, công ty tài chính sẽ hạn chế nhận hồ sơ. Còn nếu bạn thuộc nợ xấu nhóm 3 trở lên thì hầu như không có cơ hội vay được.
7. Nộp hồ sơ ở quá nhiều tổ chức tín dụng vào cùng thời điểm
Do nóng vội, muốn được duyệt nhanh nên rất nhiều khách hàng đã cùng lúc nộp nhiều hồ sơ cho các công ty tài chính và ngân hàng mà không biết rằng đây là nguyên nhấn khiến hồ sơ bị từ chối.
Số lần hồ sơ vay bị từ chối càng khiến bạn sụt giảm điểm tín nhiệm, do đó hãy đảm bảo bạn sẽ chuẩn bị hồ sơ thật kỹ càng, đầy đủ và kiên nhẫn chờ đợi để đảm bảo cơ hội được xét duyệt vay thành công 100%, bạn nhé. Nếu bạn không yên tâm, hãy liên hệ với nhân viên tư vấn để hỏi về tình trạng hồ sơ của mình.
8. Không thành thật khi khai báo hồ sơ
Những thông tin cá nhân, thông tin về thu nhập, nơi làm việc và các thông tin được yêu cầu khi đăng ký vay là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng khi xét duyệt khoản vay. Nếu thông tin bạn cung cấp không chính xác thì chắc chắn khoản vay của bạn sẽ bị ngân hàng hay công ty tài chính từ chối.
Đăng Ký
Khách hàng nhập số điện thoại để tạo tài khoản.