Tọa đàm có sự tham dự của đại diện Ủy ban Kinh tế và Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công an, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, các chuyên gia pháp lý và một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng.
Toàn cảnh tọa đàm "Thực trạng và giải pháp phát triển lành mạnh thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam".
Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn cho biết: Thị trường tài chính tiêu dùng có vai trò và tiềm năng to lớn đối với nền kinh tế. Những năm gần đây, nhiều công ty tài chính tiêu dùng được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, cung cấp dịch vụ cho vay tiêu dùng cho hàng triệu khách hàng trên cả nước (đa phần là sinh viên và người lao động). Tuy nhiên, song hành với sự tăng trưởng "nóng", thị trường này cũng đang bộc lộ nhiều khó khăn, thách thức đối với các công ty Tài chính tiêu dùng.
TS. Nguyễn Anh Tuấn, Tổng biên tập Tạp chí Nhà đầu tư/nhadautu.vn.
Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tham dự đã có những tham luận, ý kiến rất thiết thực có ý nghĩa nhằm tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh. Theo ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng, Tổng Giám đốc Công ty Tài chính Mcredit, với dân số 100 triệu người, độ tuổi trung bình trẻ, Việt Nam được xem là một trong những quốc gia có ngành tài chính tiêu dùng giàu tiềm năng.
Ông Lê Quốc Ninh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Tài chính tiêu dùng, Tổng Giám đốc Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei.
Tuy nhiên, đến nay mới có 16 công ty tài chính được Ngân hàng Nhà nước cấp phép hoạt động cho vay tiêu dùng cho đối tượng chủ yếu là những người thu nhập không ổn định, không có tài sản đảm bảo, khó tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu cần thiết.
Kết quả, đến ngày 31/12/2022 tổng dư nợ 16 công ty tài chính do Ngân hàng Nhà nước cấp phép đạt trên 220 nghìn tỷ, chiếm tỷ lệ 1,87 % so tổng dư nợ toàn nền kinh tế và 8,5% dư nợ cho vay tiêu dùng toàn hệ thống. Mặc dù hiện tỷ trọng dư nợ các CTTC còn khiêm tốn so với toàn hệ thống, song các công ty tài chính đã hỗ trợ được khoảng 30 triệu người tiếp cận được vốn vay với dư nợ bình quân khoảng 35-50 triệu đồng/người.
Có thể thấy, hoạt động tín dụng tiêu dùng nói chung và hoạt động của các công ty tài chính tiêu dùng chính thống nói riêng đã có vai trò rất lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống, qua đó thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện Quốc gia.
Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế cho biết, dự kiến Chính phủ sẽ trình Quốc hội Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi vào kỳ họp tháng Năm tới. Trong Chiến lược phát triển tài chính toàn diện tầm nhìn đến 2025 và định hướng đến 2030 không thể thiếu tài chính tiêu dùng với nhiệm vụ chính là đảm bảo công bằng, toàn diện, bảo vệ lợi ích hợp pháp của cả người đi vay và cho vay. Theo ông Hiếu, cần xem xét về việc xây dựng một bộ luật riêng cho hoạt động tài chính tiêu dùng.
Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế phát biểu tại tọa đàm.
Bế mạc tọa đàm, tổng hợp ý kiến của các đại biểu tham gia tại cuộc họp, TS Nguyễn Anh Tuấn nhấn mạnh: Các đại biểu đều nhất trí đề xuất cần có chế tài đối với lĩnh vực thu hồi nợ để giải quyết việc khách hàng vay nhưng chây ì trả nợ, không trả nợ, đảm bảo sự hoạt động bền vững của các tổ chức tín dụng tiêu dùng. Về lâu dài cần có kiến nghị phải nghiên cứu xây dựng Luật tín dụng tiêu dùng để góp phần xây dựng thị trường lành mạnh, minh bạch. Đồng thời, đảm bảo nhu cầu và quyền lợi của người dân, đặc biệt là những người ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa khó tiếp cận nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại.
Khi ưu đãi là dành riêng cho bạn
Tập hợp đầy đủ những thắc mắc của khách hàng liên quan tới sản phẩm và dịch vụ.
Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của bạn
Công cụ tính
Tra cứu khoản vay
Tra cứu địa điểm
Đăng Ký
Khách hàng nhập số điện thoại để tạo tài khoản.