5 vấn đề nóng về cho vay tiêu dùng

Với dân số 95 triệu người và nhu cầu mua sắm, tiêu dùng rất lớn, quy mô thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam ước đạt gần 600.000 tỷ đồng (khoảng 26 tỷ USD) trong năm 2016 và dự báo sẽ tiến tới mốc một triệu tỷ đồng vào năm 2019.
Xu hướng thị trường
Dự báo tiềm năng của thị trường tài chính tiêu dùng tại Việt Nam tăng trưởng 20 – 25% / năm.
Thị trường tài chính cho vay tiêu dùng phát triển mạnh trong 3 năm gần đây, bắt nguồn từ những thay đổi lớn trong thói quen của người tiêu dùng và nhu cầu cao về tín dụng bất động sản của phân khúc khách hàng thu nhập trung bình.
Bên cạnh đó, thị trường phương tiện đi lại cũng được kỳ vọng sẽ gia tăng khi thuế suất đối với phương tiện nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm về 0%, việc sở hữu ô tô trở nên khả thi và dễ dàng.
Trong khi đó, thị trường tiêu dùng tiềm năng là nông thôn, nơi chiếm đến hơn 60 triệu dân vẫn còn đang bỏ ngỏ. Cùng với đó là tiềm năng phát triển theo hướng số hóa và sự tham gia của các công ty Fintech bên cạnh cách tiếp cận và kênh phân phối truyền thống qua các điểm bán hàng.

Xu hướng phát triển sản phẩm
Khi mô hình truyền thống đang có những bước chững lại thì xu hướng số hóa là lời giải cho tăng trưởng để đáp ứng nhu cầu tài chính tiêu dùng tại Việt Nam.
Cụ thể, mô hình mới sẽ được áp dụng cho kênh phân phối (từ điểm bán hàng tới công ty tài chính) và các hoạt động bảo lãnh (underwriting) sử dụng dữ liệu thay thế. Chuyên gia trong ngành nhận định trong 10 năm tới, số hóa sẽ trở thành xu hướng chủ yếu của thị trường.
Bên cạnh đó, Fintech ngày càng chiếm vài trò quan trọng và hỗ trợ tích cực dưới nhiều hình thức. Hệ thống bù trừ điện tử đang được xây dựng để Fintech có thể kết nối và mở rộng mạng lưới với ngân hàng. Thẻ chip đang trong qua trình thử nghiệm và gần đây, NHNN đã cho phép Samsung Pay áp dụng số hóa thẻ.
Ví điện tử là một chủ đề nóng hổi trong thời gian gần đây, mặc dù mô hình này vẫn chưa thực sự được phát triển một cách bài bản tại Việt Nam.
Chính vì vậy, việc có nên kết nối ví điện tử và tài khoản ngân hàng hay việc các công ty Fintech quản lý dòng tiền ra – vào và làm thế nào cần có sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn là các câu hỏi bên cạnh công nghệ Blockchain và tiền điện tử.

Trần lãi suất cho vay
Ông Nguyễn Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách chiến lược, NHNN cũng nhận định, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ tiêu dùng trên GDP cao nhất trong khu vực châu Á. “Cho vay tiêu dùng tại Việt Nam trong 5 năm trở lại đây đã tăng trưởng vượt bậc, xuất phát cả từ phía cung và phía cầu. Tuy nhiên sự bùng nổ cho vay tiêu dùng cũng đang đặt ra nhiều thách thức đối với cơ quan quản lý nhà nước”, chuyên gia này phát biểu.
NHNN tuyên bố rằng lãi suất cho vay sẽ dựa trên thị trường. Trong trường hợp lãi suất quá cao sẽ dẫn đến việc chỉ những người không còn nguồn nào khác mới ký hợp đồng cho vay tín dụng tiêu dùng, dẫn đến tỉ lệ nợ xấu cao hơn và tạo ra các vấn đề trong xã hội. Thị trường sẽ phải tự điều chỉnh về mức lãi suất hợp lý. Hiện nay, NHNN chưa tính đến đặt trần lãi suất cho vay đối với các công ty tài chính tiêu dùng.

Định hướng chính sách
NHNN đang cân nhắc và lập kế hoạch xây dựng khung chính sách cho sản phẩm mới như Fintech và cho vay P2P. Các sản phẩm này có tiềm năng phát triển lớn nhưng chưa thể xác định cụ thể rủi ro kèm theo, dẫn đến sự cần thiết của chính sách đảm bảo sự phát triển an toàn của thị trường.
Nhìn từ trường hợp của Trung Quốc khi nước này cho phép cho cho vay P2P phát triển tự do, không có khung giám sát và quản lý, các tổ chức P2P có thể huy động với lãi suất 12 – 13%/năm, cao hơn nhiều so với lãi suất huy động của ngân hàng. Đó là hình thức cầm tiền của nhà đầu tư mới để trả cho nhà đầu tư cũ. Nó mang đến đến rủi ro cực lớn đối với mô hình cho vay và quyền lợi nhà đầu tư.
Sau đó, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra yêu cầu chuyển tiền đều phải qua ngân hàng trung gian để đảm bảo sự minh bạch của hoạt động tín dụng và điều tiết thị trường hiệu quả.
Hệ thống thông tin khách hàng dành cho bộ phận người dân không có tài khoản ngân hàng là chủ đề tiếp theo được thảo luận. Các diễn giả đều cho rằng một cơ sở dữ liệu đầy đủ sẽ mang lại sự phát triển bền vững và góp phần làm giảm lãi suất cho vay.
Cơ sở dữ liệu của CIC, phần lớn là thông tin cá nhân, bao gồm thông tin các khách hàng đã, đang và sẽ sử dụng dịch vụ TCTD.
Tính đến thời điểm 30/9/2017, CIC đã có dữ liệu của hơn 32 triệu khách hàng cá nhận và gần 800,000 khách hàng tổ chức. Như vậy, CIC có dữ liệu về khoảng 35% số lượng khách hàng cá nhân trong nước và 60% dân số trong độ tuổi lao động.
Để hỗ trợ quá trình phê duyệt hồ sơ, CIC cung cấp thông tin về các cá nhân có lịch sử nợ quá hạn đến các công ty tài chính và ngân hàng để yêu cầu khách hàng đó ở các ngân hàng khác cũng phải kéo dư nợ đó lên theo đúng nợ quá hạn đó.


Khi bạn cần

Ưu đãi hấp dẫn

step 1
Khách hàng gửi yêu cầu tư vấn tới Mcredit (qua Hotline hoặc Website)
step 2
Mcredit liên hệ tư vấn trực tiếp với khách hàng về thủ tục đăng ký và hoàn tất hồ sơ.
step 3
Mcredit thẩm định, phê duyệt hồ sơ và thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Tập hợp đầy đủ những thắc mắc của khách hàng liên quan tới sản phẩm và dịch vụ.

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của bạn

calculate

Công cụ tính

search

Tra cứu khoản vay

search location

Tra cứu địa điểm