Cách vay thông minh để không rơi vào nợ xấu

Khi cần khoản tiền lớn để thực hiện những dự định còn ấp ủ, vay tiêu dùng là một lựa chọn phổ biến. Tuy nhiên, để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu, chúng ta cần tư duy thông minh trong vay mượn. Trong bài viết này, Mcredit sẽ chia sẻ những bí kíp giúp bạn trở thành người vay tiêu dùng thông minh và hiệu quả.


1. Nợ xấu là gì?


Khi khách hàng ký kết hợp đồng tín dụng và thực hiện vay vốn tại các tổ chức tín dụng thì việc thanh toán nợ vay đúng hạn là trách nhiệm của khách hàng. Trường hợp khách hàng không thanh toán nợ vay đúng như thỏa thuận đã ký kết với tổ chức tín dụng thì sẽ dẫn tới phát sinh nợ quá hạn. Nợ xấu là khoản nợ quá hạn có số ngày quá hạn lớn hơn 90 ngày. Một khi đã bị liệt vào danh sách khách hàng mắc nợ xấu, khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn khi đăng ký khoản vay tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng sau này.


1.1 Các nhóm nợ là gì?


Tại nội dung Thông tư 11/2021/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước đã phân loại tổng cộng nhóm nợ thành 05 nhóm, cụ thể:


Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn
- Khoản nợ được thanh toán đúng hạn và có khả năng thu hồi cả gốc và lãi trong hạn;
- Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày.


Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý

- Khoản nợ quá hạn 10-90 ngày;
- Khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nợ lần đầu.


Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn

- Khoản nợ quá hạn 91-180 ngày;
- Khoản nợ tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nợ lần đầu nhưng vẫn quá hạn dưới 30 ngày;
- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả đầy đủ lãi theo hợp đồng.


Nhóm 4: Dư nợ nghi ngờ bị mất vốn

- Khoản nợ quá hạn 181-360 ngày
- Khoản nợ tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nhưng vẫn quá hạn 30-90 ngày;
- Khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nợ lần 2.


Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn
- Khoản nợ quá hạn hơn 360 ngày;
- Khoán nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần đầu nhưng vẫn quá hạn trên 90 ngày;
- Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần 2 nhưng vẫn quá hạn;
- Khoản nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán nợ lần 3 trở lên.


Theo Điều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, trong những nhóm nợ trên, nhóm 3, 4 và 5 được xem là những nhóm nợ xấu. Còn nhóm 1 và 2 được xét vào nhóm nợ có khả năng thu hồi.
1.2. Bị nợ xấu có vay được không?


Khách hàng nằm trong nhóm nợ xấu (nhóm 3-5) được xem là khó có khả năng thu hồi nợ và có lịch sử tín dụng xấu. Việc khách hàng có nợ xấu phản ánh việc mất khả năng thanh toán, vi phạm vào quy định “có khả năng tài chính để trả nợ”. Do đó, ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thường sẽ khắt khe trong việc xét duyệt khoản vay cho những đối tượng này.


1.3. Khi đã phát sinh nợ xấu, khách hàng cần lưu ý những gì?


Để xử lý khoản nợ xấu hợp pháp, bạn bắt buộc phải trả toàn bộ nợ bao gồm gốc và lãi cho công ty tài chính hoặc ngân hàng. Do đó, bạn tuyệt đối không nên trông cậy và những dịch vụ quảng cáo xoá nợ đang tràn lan trên mạng xã hội. Để xử lý nợ xấu, bạn có thể tham khảo những “tips” sau:


- Với khoản nợ dưới 10 triệu đồng: Hãy nhanh chóng thanh toán hết nợ. Sau khi thanh toán hết toàn bộ số tiền quá hạn, bạn sẽ không bị ghi vào danh sách nợ xấu trên hệ thống của CIC.


- Với khoản nợ trên 10 triệu đồng và đang phát sinh nợ xấu: Bạn sẽ được phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
+ Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
+ Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn


Do đó bạn cần lưu ý:


+ Hãy nhanh chóng thanh toán hết toàn bộ số nợ gốc và lãi.
+ Đảm bảo thanh toán đầy đủ theo đúng thỏa thuận cấp tín dụng với tổ chức tín dụng tại các kỳ trả nợ tiếp theo đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
+ Giữ liên lạc với nhân viên kinh doanh để thường xuyên cập nhật về lịch trả nợ và tình hình nhóm nợ hiện tại của mình.


Từ đó chúng ta có thể thấy: việc xử lý khoản nợ xấu không phải là bất khả thi, hãy là người tiêu dùng thông thái để giúp bản thân an toàn trước những thủ đoạn lừa đảo

2. Những nguyên tắc bạn cần lưu ý để trở thành một người vay tiêu dùng thông minh


2.1. Nghiên cứu kỹ càng trước khi đăng ký vay


Trước khi vay, hãy xác định rõ mục tiêu vay tiêu dùng của bạn, như mua sắm đồ điện tử, sửa sang cửa tiệm, hay trang trí nhà cửa. Sau đó, hãy nghiên cứu và so sánh các lựa chọn sản phẩm tài chính khác nhau trên thị trường. Bạn hãy xem xét lãi suất, điều kiện vay, phí dịch vụ và các chi phí khác để lựa chọn một sản phẩm phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của bản thân. Hãy đảm bảo khoản tiền trả lãi mỗi tháng không vượt quá 50% thu nhập hàng tháng của bạn.

Trước khi ký kết hợp đồng vay, đừng quên đọc kỹ các điều khoản và điều kiện. Hãy đảm bảo rằng mình hiểu rõ về mức lãi suất, khoản phí, thời gian vay và các điều khoản khác trong hợp đồng. Nếu có điều gì bạn cảm thấy mơ hồ hoặc không rõ, hãy hỏi rõ ràng bên cung cấp khoản vay trước khi đồng ý vay.

2.2. Lên kế hoạch trả nợ đúng hạn


Để đảm bảo tuân thủ lịch trả nợ đúng hạn, bạn hãy thử lên danh sách chi tiết các khoản vay mình đang có, sau đó sắp xếp thứ tự các khoản nợ ưu tiên phải trả trước như những khoản nợ có lãi suất cao. Hãy xây dựng một kế hoạch tài chính rồi xác định mình cần trích bao nhiêu trong tiền lương hàng tháng ra để trả nợ và cắt giảm những khoản chi tiêu không cần thiết để đảm bảo bản thân thanh toán đủ nợ. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt lịch thông báo để nhắc hạn thanh toán và tránh việc trễ nợ hoặc không trả nợ.

2.3. Không vay tiêu dùng ở nhiều nơi


Khi vay tiêu dùng ở nhiều nơi, bạn phải quản lý nhiều khoản nợ với lãi suất cùng khoản phí khác nhau và tiến hành thanh toán đúng hạn cho từng khoản vay. Điều này có thể dẫn đến nhầm lẫn hoặc trễ hạn thanh toán. Ngoài ra, nếu bạn không lập kế hoạch trả nợ cụ thể, vay tiêu dùng ở nhiều nơi có thể dẫn đến việc mất kiểm soát về tài chính cá nhân do mức trả nợ hàng tháng tăng lên đối với từng khoản vay, tạo thêm áp lực tài chính.

2.4. Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân và mã OTP cho bất kỳ ai


Điều này sẽ giảm tránh tình trạng kẻ xấu lợi dụng thông tin của bạn để đi vay nợ, hay truy cập vào tài khoản ngân hàng, thực hiện giao dịch gian lận, và đánh cắp tiền của bạn. Bằng cách không chia sẻ thông tin cá nhân và mã OTP, bạn đang ngăn chặn các hành vi trái phép và bảo vệ tiền của bạn khỏi những rủi ro không mong muốn.

2.5. Lựa chọn kênh vay vốn đảm bảo


Những kênh vay vốn như ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng đều là những lựa chọn đảm bảo tính minh bạch và uy tín của nguồn vốn. Những kênh vay vốn này đều phải có giấy phép hoạt động và tuân thủ các quy định tài chính được thiết lập bởi nhà nước, nhằm bảo vệ quyền lợi của người vay. Thêm vào đó, bạn sẽ không gặp rủi ro về lừa đảo hoặc nợ xấu khi đăng ký vay ở ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng uy tín. Nếu bạn còn đang phân vân không biết nên lựa chọn công ty tài chính tiêu dùng nào uy tín và an toàn thì đừng lo lắng vì có Mcredit luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi nỗi lo toan tài chính của bạn 24/7.

Công ty Tài chính TNHH MB Shinsei (Mcredit) là công ty tài chính liên doanh giữa Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB Group) và Ngân hàng SBI Shinsei (Nhật Bản). Với sự hỗ trợ và kinh nghiệm từ hai đối tác lớn, Mcredit đã và đang xây dựng một tên tuổi mạnh mẽ trong ngành tài chính tiêu dùng, được khách hàng đánh giá cao về uy tín và chất lượng dịch vụ.

Đặc biệt, Mcredit cung cấp một giải pháp giúp bạn thanh toán và quản lý khoản vay dễ dàng và nhanh chóng hơn với App Mcredit cùng nhiều tiện ích vượt trội như:


- Hệ thống quản lý thông minh.

- Nhắc lịch thanh toán tự động.

- Dễ dàng kiểm tra số tiền cần phải đóng hàng kỳ trên App.

- Chủ động quản lý và theo dõi quá trình phê duyệt khoản vay.

- Tận hưởng ưu đãi độc quyền chỉ có trên App.

- Đăng ký vay dễ dàng, cùng các sản phẩm vay đa dạng.

Tải App Mcredit và trải nghiệm ngay tại đây.


Trên đây là một vài những lưu ý bạn cần biết để quản lý khoản vay an toàn và thông minh. Mcredit mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn tránh những rủi ro không mong muốn và đảm bảo một trải nghiệm vay tiêu dùng tốt nhất.


Để được giải đáp mọi thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Phòng Dịch vụ khách hàng Mcredit:
Hotline: 1900636769 - Website: www.mcredit.com.vn - Fanpage: McreditVietnam

Các tin liên quan


step 1
Khách hàng gửi yêu cầu tư vấn tới Mcredit (qua Hotline hoặc Website)
step 2
Mcredit liên hệ tư vấn trực tiếp với khách hàng về thủ tục đăng ký và hoàn tất hồ sơ.
step 3
Mcredit thẩm định, phê duyệt hồ sơ và thực hiện giải ngân cho khách hàng.

Tập hợp đầy đủ những thắc mắc của khách hàng liên quan tới sản phẩm và dịch vụ.

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của bạn

calculate

Công cụ tính

search

Tra cứu khoản vay

search location

Tra cứu địa điểm